Polly po-cket
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 
phan 5

 Tôi chạy ra khỏi phòng sách, không đi thăm Tiểu Lỗi mà lại về thẳng phòng mình. Tôi cần phải bình tĩnh một lúc, tôi cần phải suy nghĩ cái đã! Tôi suy nghĩ rất lâu, suy nghĩ đến mãi khi trời tắt nắng, suy nghĩ đến mãi xế bóng mà cũng chẳng suy nghĩ được điều gì điều gì. Rôì bỗng tiếng chuông thu không của chùa trên núi vang lên "Boong! Boong! Boong!" với tất cả sự trang nghiêm, ninh tĩnh, những tiếng chuông chùa kia bỗng đánh ta hết bao nỗi ưu tư, sầu hận, uất kết ở trong tâm hồn tôị tôi có cái cảm giác như vừa được một sức mầu nhiệm giải thoát và tôi tự nhử: "tại sao ta lại đi đòi hỏi ở kẻ khác những điều quá phận? Ta đến đây chẳng qua như một sứ giả để phủ úy một linh hồn đau khô?" Bỗng có tiếng gõ cửạ Tôi cất tiếng hỏi
 - Ai đấỷ - Tôi, Tiểu Lỗi đây ạ!
 Tôi mở cửạ Tiểu Lỗi đứng sừng sững ở cửa phòng, gương mặt tái nhợt với ánh mắt uể oaỉ mệt mỏi, gã nhìn tôi nói như cầu cứu:
 - Mời cô hãy đi ra ngoài với tôi một lúc có được không ạ?
 - Được
 Tôi nói nhanh và với vội lấy chiếc áo khoác ngoàị Tôi đi theo Tiểu Lỗi xuống nhà dướị Ra khỏi Vườn Thúỵ Nơi chân trời, ráng chiều đỏ rực sáng ngờị Gió thu lành lạnh, lá của hàng cây phượng bên đường bay lả tả Chúng tôi đi dọc theo con đường đó ra đến đầu con lộ tráng nhựa, nơi đây có một cổ thụ, dưới gốc cây có một chiếc ghế đá với hàng chũ "Vườn Thúy kính tặng" Đây tức là nơi tôi đã từng ngồi nghỉ chân trong lần đầu tiên đến chốn nàỵ Chúng tôi cùng ngồi xuống chiếc ghế đá. Tiểu Lỗi giọng rầu rầu nói:
 - Ngày trước, cứ mỗi buổi hoàng hôn là tôi và Tiểu Phàm đi bách bộ ở nơi đây
 Tôi mơ hồ nhớ lại, lần đầu tiên ngồi ở đây, tôi đã từng cảm như thoáng có bóng người rình rập. Có phải là giác quan thứ sáu của tôi linh cảm cho tôi làm quen với Tiểu Phàm không? tôi mơ hồ, không tin hẳn như thế và đưa tầm mắt ra mãi phía chân trời để ngắm dải ráng chiều còn đỏ rực và nhuộm hồng cả cỏ cây ở ven núi đồị
 - Chiếc ghế này do anh cả anh ấy làm ra đấy! Những ngôi nhà gần "Vườn Thúy" cũng là do anh ấy xây cất cả. Thạch Lỗi nói như ôn lại chuyện xưa
 - Hồi đó đất ở vùng này còn hoang vu, anh Cả anh ấy xây cất nhà rồi bán ra, nên nơi này mới trở thành đông đảo thế này, và cũng do đó, tôi mới có thể hoàn tất được việc học của tôị Lúc đầu sự kinh doanh thật vô cùng chật vật khó khăn.
 Tôi trầm ngâm nói:
 - Thế con đường này cũng do ông ấy làm ư?
 - Dĩ nhiên! Lúc trước ở đây chỉ toàn là rừng hoang và chỉ có độc một con đường đá nhỏ đi lên Miếu Ni Cô thôị
 Tôi nhớ lại lần đầu tiên gặp Thạch Phong và cuộc đấu khẩu giữa chúng tôi mà suýt nữa bật lên cườị Tiểu Lỗi còn đang theo đuổi ý nghĩ của hắn, hắn khẽ chau mày nói:
 - Trước kia, tôi và Tiểu Phàm thường dắt tay nhau đi bách bộ từ con đường này lên đến Miếụ Chúng tôi vào miếu thắp hương, khấn vái, và xin xăm. Tiểu Phàm thường gọi con đường nay là "Thiên Đường Lô." ấy thế mà bây giờ ...
 Mặt gã xịu xuống:
 - Nàng ở dưới địa nguc.!!!
 - Không! Tôi nói: cái thế giới hiện thời của nàng, chúng ta không làm sao hiểu được. Nàng không hề đau khổ ... Đau khổ chăng là chúng ta! Đối với một người thần chí thất thường thì hẳn là không' có tư tưởng, mà cũng không có tình cảm
 - Làm sao cô biết được?
 - Tôi đoán thế!
 Chúng tôi đứng lên, cùng nhau bước theo con đường ấỵ Hai bên đường, rừng thông reo vi vu, lá trúc kêu xào xạc. Chúng tôi yên lặng đi không nói gì. Gió mát hiu hiu, hoàng hôn ngả bóng. Chúng tôi đi đến một cái hang đá với những tảng đá to lớn khiếp người, tôi kinh ngạc hỏi:
 - Những tảng đá to lớn thế này, làm sao mà đem lên được tới đâỷ
 Tiểu Lỗi phì cười, nhìn tôi đáp:
 - Ngay đến "Tôn Hành Giả cũng không sao khiêng nổi để đem lên tới đây chứ đừng nóị Ngay từ khi khai thiên lập địa đã có chúng rồi thì phảị Ngọn núi này đầy dẫy những tảng đá khổng lồ.
 - Thế ư? Tôi cứ ngỡ là nhân tạo
 - Cô này thật vớ vẩn quá!
 Xuyên qua khỏi hang đá thì đến một ngôi miếu nho nhỏ, trước miếu có một cái sân, trong miếu có xây điện Phật Bà Quan Âm và bái đường. Khói hương nghi nghút quyện nhị trong không gian và toả ra một mùi thơm ngào ngạt. Chúng tôi đi vào và dừng lại trước cửa miếu một lát. Một thứ yên tĩnh dị thường lần lần tràn ngập cả tâm hồn tôị Tôi đứng yên lặng giờ lâu chiêm ngưỡng bức tượng của đức Phật Bà Quan Âm. Tiểu Lỗi hỏi:
 - Cô làm chi thế?
 - Tôi cầu đảo!
 - Cô cầu điều gì?
 - Nếu quả có thần linh, xin các ngài hãy phù hộ, độ trì cho chúng sinh.
 Tiểu Lỗi chỉ nhìn tôi không nói gì. Qua một dãy hành lang bên hông miếu, chúng tôi đi đến một bãi trống, ở đây có ba cô bé vào khoảng 7,8 tuổi, đang nhảy dây, vừa nhảy vừa hát:
 "Xe ba bánh, chạy như giông,"
 "Trên xe có bà lão ngồi,"
 "Xin năm cắc, trả một đồng,"
 "Tụi bây bảo, có lạ không?"
 Tôi quay đầu nhìn Tiểu Lỗi bắt chước lũ trẻ nói:
 - Anh bảo, có lạ không?
 Tiểu Lỗi bật cười thành tiếng, cười xong lại yên lặng nhìn tôị Tôi nói:
 - Tiểu Lỗi, đừng đau khổ vì Tiểu Phàm nữạ Nếu nàng có tri giác, nàng sẽ không muốn anh như thế, nếu nàng không có tri giác thì sự đau khổ của anh cũng không giúp ích được gì cho nàng, có phải thế không? Tiểu Lỗi nhìn sững tôi giây lát, rồi đưa tay nắm lấy tay tôị
 - Mỹ Hoành, tôi có thể gọi cô bằng tên như thế không?
 - Vâng, được! Tôi gật đầu
 - Cô quả là một người "có lòng" Mỹ Hoành.
 Với cặp mắt sáng ngời, nét mặt Tiểu Lỗi như lắng xuống, bình tĩnh và an tường
 - Tôi không hiểu anh Cả tôi đã tìm ở đâu được ra cô?
 - Ông ấy đăng báo rao: Cần một nữ bí thư và tôi là một trong số hơn 1000 người xin việc
 - Cần một nữ bí thư?
 Tiểu Lỗi hơi nhướng mày rồi nói tiếp:
 - Đây chỉ là một cách để che mắt thiên hạ, chứ thật ra là Anh ấy vì tôi, có phải không?
 Mặt tôi bắt đầu đỏ ... Thì ra gã đã đoán biết tất cả, từ lúc đầụ Tôi thành thật nhìn vào mắt gã khẽ gật đầu:
 - Vâng, đúng thế đấy! Đến sau này, tôi mới hiểu rõ dụng ý của ông ấy, nhưng mà tôi lưu lại đây không phải để tìm một nơi nương thân
 mà là ...
 - Tôi biết!
 Tiểu Lỗi ngắt lời tôi:
 - Cô đã đọc nhật ký của Tiểu Phàm. Cô là một kẻ có lòng biết mến thương những người đau khổ, tôi cảm ơn cô đã lưu lại đâỵ..
 Tôi cảm thấy có rất nhiều điều cần phải giải thích, song lại không biết giải thích như thế nào cũng không biết giải thích những gì? Tôi líu lưỡi nói: - Nhưng mà ... Tiểu Lỗi! Tôị.. Tôi nghĩ ...
 - Thôi Mỹ Hoành, Mỹ Hoành đừng nói gì thêm nữa, tôi đã hiểu cả rồi
 Tiểu Lỗi cắt ngang lời tôi, trong ánh mắt sáng quắc của gã có hàm ẩn một nét cười bí mật, và gã ân cần bảo tôi:
 - Cô ạ! Tôi cần phải phấn khởi lên mới được vì tôi có một người anh quá tốt, đã khổ tâm vì tôị
 Chúng tôi im lặng nhìn nhau, mặt tôi lúc ấy vẫn nóng bừng, tim tôi đập mạnh. Người con trai này đã thấu hiểu tất cả lòng tôị
 Bỗng Tiểu Lỗi kéo tay tôi nói:
 - Chúng ta đi về thôi!
 Đến Vườn Thúy, thì đèn đuốc đã sáng choang. Thạch Phong đang ngồi trong phòng ăn đợi chúng tôị Bằng một ánh mắt khác thường, ông xẵng giọng hỏi:
 - Hai người đi đâu về đấỷ
 - Chúng tôi đi bách bộ. Thạch Lỗi giành trả lời trước.
 - Đi thẳng một hơi lên đến tận miếu Ni Cô. Bên ngoài trời thật đẹp, tốt, không khí thanh sảng làm cho con người vô cùng phấn khởị Hừ em đói quá!
 Ánh mắt Thạch Phong dán chặt vào tôi, ông ta hỏi tôi một cách đột ngột và mỉa mai:
 - Vui lắm hả?
 Tôi trả lời với một nụ cười hồn nhiên:
 - Vâng, vui lắm!
 Thạch Phong cắn môi, đột nhiên nói lớn:
 - Bữa ăn nguội lạnh hết rồi!
 Chúng tôi liền cùng ngồi xuống, bắt đầu dùng cơm


 Tuần lễ kế tiếp, Thạch Lỗi lại đi ra trường đại học nhưng cứ đến lúc không có giờ học hay là thứ bảy, chủ nhật thì nhất định là gã trở về Vườn Thúỵ Chúng tôi cư xử với nhau rất dung hòa vui vẽ. Tôi nghĩ, càng ngày tôi càng thấy yêu Vườn Thúy hơn lên, đồng thời tôi cũng thật sự bắt đầu sắp xếp những văn cảo và nhật ký của Tổ phụ Thạch Phong.
 Việc làm này gợi cho tôi rất nhiều hứng thú. Từ những văn tự linh tinh và rối loạn này, tôi đã đọc được tư tưởng của thời đại ấy, cũng như những mùi vị và phong tục nông thôn truyền thống của Trung Quốc. Những loại văn cảo và thi từ đời ấy cũng rất đẹp, khiến tôi không muốn dừng taỵ Điểm này cho tôi ý thức được học lực của hai anh em Thạch Phong và Thạch Lỗi, một thì học kiến trúc, một thì học sinh ngữ, nhưng cả hai đều có một tầm hiểu biết sâu rộng về văn học cổ truyền của Trung Quốc. Họ có một người ông điển hình và lớn lên trong hoàn cảnh và sự ảnh hưởng giáo dục đó. Hoàn cảnh và giáo dục là hai yếu tố tạo nên con người mà.
 Tôi mê mãi với cái công việc đọc và sắp xếp này, ngoài ra tôi lại đặt mình trong cái tình hữu nghị mỗi ngày một gia tăng giữa tôi và hai anh em Thạch Phong. Ngày tháng cứ thế trôi đi một cách êm đềm. Thạch Phong thường làm việc đến tận khuya, tôi cũng thường đọc sách đến khuyạ Có một đêm, Thạch Phong đến gõ cửa phòng tôi và bưng vào một cáI khay trên có hai ly cà phê, một cốc sữa và một hủ đường. Ông ta đứng dừng ở cửa, mỉm cười nói:
 - Tôi thấy trong phòng cô còn có ánh đèn, tôi chắc cô sẽ vui lòng uống cà phê với tôị
 Tôi niềm nở mở rộng cửa phòng, Thạch Phong đi vào, chúng tôi ngồi đối diện nhau, vừa uống cà phê vừa nói chuyện, bắt đầu từ đời tổ phụ đến thời thơ ấu của anh em Thạch Phong, đến những người con cháu điên của giòng họ Nghệ và Tiểu Phàm ...Rồi tôi cũng kể cho Thạch Phong nghe cả cái thời thơ ấu của tôi, cha mẹ tôi, chú thím tôi và sự cô độc của tôị Cà phê đã cạn, trăng chiếu đầu song cửa, hơi thu lạnh lùa vào đầu phòng. Thạch Phong đứng lên vịn tay lên thành cửa nhìn tôi e dè nói:
 - Mỹ Hoành! Tôi ...Tôi muốn nói với cô nhưng thôi, để lần khác, chào cô nhé!
 Thạch Phong quay phắt người bước thật nhanh. Tôi đứng thừ người ra đó giây lâu, rồi cả một đêm dài tôi mất ngủ.
 Ngày tháng cứ thế trôi qua, tôi và Thạch Lỗi thường thường đi dạo và chuyện vãn với nhau trong rừng trúc, rừng thông, hoặc đi lên miếu ở trên núi để xin xăm, và nghe các Ni cô tụng kinh niệm Phật. Chúng tôi cũng rất thích nghe tiếng chuông tiếng mõ lúc hoàng hôn.
 Lúc nào chuyện vãn với tôi, Thạch Lỗi cũng luôn luôn nhắc tới Tiểu Phàm và "anh cả" của gã, hình như đó là hai nhân vật trung tâm trong đời gã. Những gì về Tiểu Phàm tôi đã biết gần như thuộc lòng tất cả. Còn về ông anh của gã thì saỏ
 - Tám năm trước đây, anh cả anh ấy cưới vợ Thạch Lỗi nóị Chúng tôi đang đứng trong cánh rừng thông, một chân Thạch Lỗi gác trên phiến đá, trên tay cầm một nhánh thông vừa quét quét những chiếc lá vàng dưới đất vừa nói:
 - Anh ấy đã dùng đủ mọi cách để đeo đuổi chị ấỵ Anh mê chị như điếu đổ, nhưng cưới nhau không đầy một năm thì họ trở thành địch thủ. Một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài rồi ai đi đường nấỵ Anh cả thì vẫn là anh cả, chỉ có một điều là anh ấy trở thành tiều tụy rõ ràng. Còn chị ấy thì dùng tiền của anh cả để đi mua vui cho riêng mình.
 - Tại sao họ không ly dị?
 Tôi lơ đãng hỏị
 - Chị ấy buộc anh cả phải đưa ra một số tiền lớn, không phải là anh cả không có nhưng anh ta không chịu thuạ Thế nên cứ kéo dài mãi, nhưng theo tôi thấy thì vấn đề nay sắp được giảI quyết.
 - Như thế nàỏ
 - Có người bạn từ bên Mỹ gửi thơ về bảo chị ấy đã tìm được đối tượng khác.
 Thạch Lỗi mỉm một nụ cười khinh miệt:
 - Một hoa kiều sinh trưởng trên đất Mỹ có hai hiệu ăn ở Nữu Ước. Chị ấy đã không còn cần số tiền cấp dưỡng của anh cả nữa, có lẽ không đến cuối năm nay chị ấy sẽ về để làm thủ tục ly dị.
 - Chẳng lẽ nào ông ấy đối với bà vợ lại không còn một tí tình cảm nào nữa hay saỏ
 Thạch Lỗi nhìn tôi chớp mắt thật nhanh rồi nói:
 - Chẳng những không có cảm tình mà thôi, có một dạo anh ấy thù ghét tất cả đàn bà. Anh ấy bảo đàn bà toàn là những thứ động vật giả trá, tình yêu dễ thay đổi như màu sắc của cầu vòng. Anh không tin tình yêu và đàn bà nữạ
 Thạch Lỗi châu mày:
 - Ngay cả Tiểu Phàm, anh ấy cũng hoài nghi nữạ
 - Thế ư? Tôi trầm ngâm hỏi:
 - Vâng, nhưng bây giờ ...
 Đột nhiên Thạch Lỗi ngừng nóị
 - Bây giờ thì saỏ Tôi hỏị
 - Chả sao cả.
 Gã vất nhánh thông đang cầm trên tay, phủi phủi áo nói:
 - Ta về thôị
 Chúng tôi về đến Vườn Thúy vừa vào lúc ráng chiều nhuộm đỏ rực cả một bên cửa kính của phòng khách. Thạch Phong ngồi trên chiếc ghế mây tròn, tay cầm một ly rượu nhỏ, thần sắc khác thường, yên lặng nhìn chúng tôị Ánh hồng bên ngoài ửng đỏ trong khóe mắt ông ta như một ánh lửa kỳ dị.
 Sáng nay, Thạch Lỗi đi ra trường, tôi ở nhà sắp soạn những bút ký của ông nội Thạch Phong. Cả một khu Vườn Thúy yên lặng như tờ. Hôm nay bầu trời u ám, mây kéo đầy, trong gió có mùi vị của mưạ Trong nhà có vẻ tối tăm, lạnh lẽọ Từ sáng sớm thức dậy, tôi đã có một cảm giác lo ngại, nó thuộc về giác quan thứ sáụ Nhưng vào khoảng 10 giờ hơn, Thạch Phong đẩy cửa vào phòng tôi, sắc mặt trầm lặng, ánh mắt lo ngạị Với một giọng đặc biệt ông nói:
 - Mỹ Hoành, cô có vui lòng đi ra ngoài với tôi một tí không?
 - Thưa đi đâu ạ?
 - Đi thăm Tiểu Phàm.
 Tôi nghe ớn lạnh xương sống. Người con gái ấy có nét mặt giống tôi, tôi chưa hề gặp mặt. Cô ta loạn thần kinh, tôi muốn đi thăm cô ta vì bản tính hiếu kỳ, nhưng có một cái gì ...không được ổn lắm!
 - Thưa, hiện cô ấy ra saỏ
 - Tôi cũng không được rõ. Bác sĩ vừa gọi điện thoại lại bảo tôi phải đến ngay, tôi nghĩ ...có lẽ cô ấy đã trở bệnh!
 Tôi vừa lấy chiếc áo choàng trong tủ ra vừa nói:
 - Vâng, tôi xin đi với ông.
 Chúng tôi xuống lầu, chú Lưu đã lái xe hơi đến trước cửa phòng khách. Chúng tôi ngồi lên xẹ
 Xe chạy vụt ra khỏi Vườn Thúy, đi hết con đường đá nhỏ, quẹo sang con đường nhựa rồi chạy thẳng xuống núị Không bao lâu, chiếc xe rẽ sang một con đường khác rồi lại bắt đầu lên một con đường núi khác. Tôi nhớ lại Thạch Phong từng nói, bệnh viện của Tiểu Phàm ở cách Vườn Thúy không xa lắm. Quả nhiên, xe chạy không quá nửa giờ chúng tôi đã đến nơị
 Đây chỉ là một bệnh viện tư nhân kiểu nhỏ. Có vườn hoa rộng lớn có nhiều sân cỏ, ở giữa là một nhà lầu hai tầng vuông vức. Trước cổng có một tấm bảng đề: "Bệnh viện Tâm an chuyên điều dưỡng tinh thần".
 Chiếc xe chạy thẳng vào vườn hoa và dừng trước cửa bệnh viện, một nữ y tá với bộ đồ màu trắng ra đón tiếp chúng tôị Nàng đưa ánh mắt hiếu kỳ và ngạc nhiên nhìn tôi một thoáng và cung kính gật đầu chào Thạch Phong nói:
 - Thạch tiên sinh, bác sĩ chúng tôi đang chờ ông đấy ạ!
 Chúng tôi đi vào phòng, ông ta trạc độ 40 ngoài gì đó, mang đôi kính cận trông rất uy nghiêm, đĩnh đạc dễ mến.
 Thạch Phong lo lắng nhìn ông ta và hỏi ngay:
 - Thưa Tiểu Phàm thế nào ạ?
 Ông trầm ngâm đáp:
 - Kể về bệnh tình thì Tiểu Phàm hiện thời đang ở tình trạng khả quan.
 - Ông nóị..Thạch Phong châu mày tỏ vẻ không hiểụ
 - Như ông đã biết, đối với chứng bệnh của Tiểu Phàm, tôi đã dùng đủ mọi phương pháp nên bệnh tình của nàng đã khá nhiềụ Chắc ông còn nhớ, lúc trước nàng không chịu mặc quần áo, đụng tới cái gì là xé cái đó, bây giờ nàng đã bằng lòng bận quần áo và không đập phá đồ đạc nữa, càng đáng mừng hơn nữa là một sự việc không thể tưởng tượng được ...
 - Thưa saỏ Thạch Phong vội vã hỏị
 - Lúc này nàng thường ngồi lặng lẽ một mình, dường như là đang suy nghĩ điều gì. Mỗi lúc như thế, nàng ngồi đến hằng giờ, không đánh người cũng không đập đồ đạc. Chưa bao giờ nàng ngoan ngoãn như vậỵ Có một hôm lúc tôi đến thăm nàng, đột nhiên nàng lại hỏi một câu: "Đông ở đâủ"
 - Hả Thạch Phong vừa ngạc nhiên vừa vui mừng:
 - Thế có nghĩa là trí nhớ của nàng đang phục hồỉ
 - Nhưng tôi mời ông đến đây không phải vì việc nàỵ
 Thạch Phong trố mắt nhìn ông ta với vẻ nghi ngờ.
 - Về phương diện tinh thần, tuy Tiểu Phàm có vẻ đỡ nhiều, nhưng về phương diện sinh lý thì tôi đành bó taỵ Hôm qua, tôi có chiếu kính và thăm mạch cho Tiểu Phàm một lần nữạ Ông Thạch tôi sơ. Tiểu Phàm không qua khỏi được mùa đông này!
 - À á! Thạch Phong kêu lên.
 - Nàng thiên bẩm đã mắt chứng đau tim, thứ bệnh này còn đáng sợ hơn bệnh thần kinh di truyền nữa ông ạ! Nàng có thể sống đến ngày nay cũng là một điều may mắn lắm rồi!
 Gương mặt Thạch Phong tái nhợt. Ông quay đầu đi nơi khác lẩm bẩm:
 - Một giòng họ bị trù ếm!
 Bác sĩ họ Lý dừng lại một hồi rồi tiếp tục nói:
 - Vì thế nên tôi mời ông đến đây để giàn xếp việc này, tiếp tục để nàng ở lại đây, hay là chuyển đến một bệnh viện chuyên khoa khác?
 Thạch Phong im lặng không nói gì, chỉ ngồi rít những hơi dài khói thuốc, lâu lắm ông ta mới ngẩng đầu lên, ánh mắt ông mang đầy vẻ đau xót:
 - Thưa bác sĩ ...Chứng bệnh của Tiểu Phàm không còn hy vọng chữa được saỏ
 Ông lắc đầu nói:
 - Tôi nghĩ là không còn hy vọng nhưng tôi không phải là một bác sĩ chuyên khoa về tim.
 - Tôi hiểu ý ông! Thế thì ông có nhận thấy cần phải mang Tiểu Phàm đi nhà thương khác không?
 - Tôi không dám nói chắc. Ông đã biết lúc nàng nổi cơn lên thì thật là đáng sợ, hại cho người thì ít mà hại cho mình thì nhiều, trừ khi ông mướn người trông coi nàng từ sáng đến tốị
 Thạch Phong trầm tư giây lát rồi nói với giọng quyết định:
 - Xin ông hãy cứ đê? Tiểu Phàm ở lại đâỵ Ngày mai tôi sẽ đi mời một bác sĩ chuyên khoa về tim đến khám cho nàng. Bây giờ ông đang chích thuốc trợ tim cho nàng phải không?
 - Vâng!
 - Ông là một vị bác sĩ luôn luôn tận tâm với bệnh nhân. Chúng tôi xin bái phục.
 Ông mỉm cười nói:
 - Hai anh em ông làm tôi cảm động.
 - Bây giờ chúng tôi đi thăm Tiểu Phàm.
 Bác sĩ đứng lên, chúng tôi bước theo ông ra khỏi phòng đi dọc theo hành lang xuống phòng bệnh. Đây là lần đầu tiên tôI vào một bệnh viện thần kinh. Hai bên hành lang là những phòng bệnh hình thức như cái chuồng. Những người bệnh nhẹ đang buồn bã xê dịch trong hành lang. Những kẻ đau nặng thì ngồi co ro trong phòng có cửa khóa, còn những con bệnh khác, kẻ thì ngồi thu hình trong một góc tường, người thì năm` trên giường kêu la, gào thét, trông thật tàn nhẫn. Tôi không thể đừng không hỏi:
 - Tại sao không cho chăn cho họ đắp? Họ đã mắc phải chứng bệnh tinh thần, có lẽ không nên để họ mắc thêm chứng bệnh của thể xác.
 - Họ xé rách tất cả. Duy chỉ có thứ áo bằng bao gai này là họ không thể xé rách được.
 Con người còn lầm than đến nỗi nước này ư? Cái thế giới của người điên thiệt là bi thảm đáng thương! Nhưng khi tôI thấy một bệnh nhân đang mân mê một sợ dây bằng giấy trên tay và vui cười hồn nhiên như một đứa trẻ, tôi lại đổi ý. Có thật là họ bi thảm không?
 Chúng tôi dừng lại trước một phòng bệnh và đẩy cửa vào, một cô y tá đang ngồi trong đó.
 Ông bác sĩ hỏi cô y tá:
 - Cô ấy hôm nay thế nàỏ
 - Cũng khá, thưa bác sĩ!
 Thế là tôi đã trông thấy Tiểu Phàm, tôi cơ hồ như không tin ở mắt mình. Đây là Tiểu Phàm đó saỏ Nàng ngồi trên một chiếc ghế, người mặc chiếc áo trắng rộng phùng thình của y viện. Nàng gầy guộc đến chỉ còn da bọc xương, mái tóc khô khốc bị bệnh viện cắt ngắn đi, ánh mắt nàng cuồng loạn, sóng mũi gầy nhô lên, và đôi môi không còn tí máụ..Nàng chỉ là một
 vong linh, một hồn ma, hay một chiếc xác đã bị ép khô. Nàng ngồi im lìm, không cử động, mắt chòng chọc nhìn vào chúng tôị Thạch Phong bước đến gần, khẽ đưa tay chạm vào vai nàng và cất tiếng gọi:
 - Tiểu Phàm!!!
 Nàng nhảy đánh thót một cái xong chạy về phía góc tường nhưđi trốn, rồi nép sát người vào tường, trố mắt đối địch nhìn Thạch Phong.
 - Đừng ông Phong, nàng không được bình tĩnh, ta hãy để nàng nghỉ, chúng ta đi thôị
 Thạch Phong uể oải buông thõng tay xuống, chúng tôi im lặng lui ra phía cửa, đột nhiên Tiểu Phàm xông ra, nhưng chúng tôi đã bước ra ngoài rồị
 Nàng đưa tay nắm lấy chấn song nhìn chúng tôi buông một giọng cười quái gở, nghe như tiếng cú kêu đêm. Tôi nghe toát mồ hôi và chân lông dựng hẳn lên. Gương mặt nàng ép sát chấn song, một gương mặt tái nhợt, khô đét, mồm há hốc. Không! Không! Đây không phải là Tiểu Phàm, đây không phải là cô gáI si tình, ngây thơ, nghịch ngợm mà tôi đã quen biết trong nhật ký của nàng. Chúng tôi trầm mặc đi ra đến cửa bệnh viện, sắc mặt Thạch Phong thật là thảm đạm. Ông ấy trao cho ông bác sĩ một số tiền và khẽ nói:
 - Tôi cảm thấy cái chết đối với nàng cũng chưa hẳn là một bi kịch.
 - Tuy vậy, bệnh thần kinh của nàng có hy vọng chữa khỏị
 Chúng tôi lên xe và vẫy tay chào bác sĩ. Chiếc xe nổ máy và chạy vọt đị Tôi quay đầu đi nơi khác. Thạch Phong đưa tay sang nắm lấy tay tôi hỏi:
 - Cô làm sao thế?
 - Tôi thấy hơi khó chịu trong ngườị
 - Kể ra hôm nay Tiểu Phàm đã khá hơn nhiều, chứ những lần trước còn tệ hơn nữạ
 Rồi ông rẽ rọt an uỉ tôi:
 - Xin lỗi cô, đáng lý tôi không nên đưa cô đến đâỵ
 Tôi đáp:
 - Tuy cuộc gặp mặt này có làm tôi bị xúc động một cách quá mãnh liệt, nhưng quả tình chính tôi, tôi cũng muốn gặp Tiểu Phàm từ sau khi đọc tập nhật ký ...Chỉ tội nghiệp cho Thạch Lỗị
 Tôi chưa nói hết lơì, hình như Thạch Phong đọc được ý của tôi, ông thở dài nói:
 - Nó còn đáng thương hơn Tiểu Phàm nếu nó biết được sự thật ...
Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_6
Phan_7 end
Phan Gioi Thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .